1. Giới thiệu về cảm biến tiệm cận autonics:
Cảm biến tiệm cận là giải pháp tối ưu để phát hiện đối tượng mà không cần chạm vào. Cảm biến tiệm cận được sử dụng phổ biến nhất là loại cảm ứng tiệm cận từ, cảm ứng tiệm cận điện dung. Loại cảm biến tiệm cận từ phát ra một trường điện từ để phát hiện đối tượng kim loại đi qua gần bề mặt của nó. Đây là cách thông thường nhất để phát hiện đối tượng kim loại trong một khoảng cách nhất định. Còn cảm biến tiệm cận điện dung phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện dung tĩnh điện. Cảm biến tiệm cận của Autonics có 12 chủng loại gồm 6 loại khác nhau, cảm ứng tiệm cận từ và cảm ứng điện dung, duy trì vị trí số 1 thị trường Hàn Quốc hơn 10 năm qua, và Autonics vẫn nỗ lực để cải tiến chất lượng sản phẩm và độ tin cậy của cảm biến lên mức cao nhất của thị trường toàn cầu. Nếu bạn đang tìm kiếm loại cảm biến tiệm cận đáng tin cậy và giá cả hợp lý, Autonics là câu trả lời
Trong phần này sẽ giới thiệu cho bạn các thông tin cơ bản về cảm biến tiệm cận. Bạn sẽ hiểu được:
- Các lợi ích chính của cảm biến tiệm cận
- Sự khác biệt chính giữa cảm biến cảm ứng và cảm biến điện dung
- Một số thuyết liên quan đến cảm biến tiệm cận cảm ứng
1. Tại sao nên chọn cảm biến tiệm cận?
Cảm biến tiệm cận (Proximity Sensors) tác động khi có vật ở gần cảm biến. Trong hầu hết các trường hợp, khoảng cách này chỉ là vài mm
Cảm biến tiệm cận vận hành đáng tin cậy ngay cả trong môi trường khắc nghiệt (ví dụ: môi trường ngoài trời hoặc môi trường dầu mỡ,…).
Các lợi ích chính của cảm biến tiệm cận công nghiệp là:
- Vận hành, lắp đặt đơn giản và dễ dàng
- Mức giá hấp dẫn (ví dụ: rẻ hơn cảm biến quang)
2. Các loại cảm biến tiệm cận:
Có 2 loại cảm biến tiệm cận công nghiệp chính là:
Cảm biến tiệm cận từ phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện từ. Dĩ nhiên, thiết bị chỉ phát hiện được vật kim loại.
Cảm biến tiệm cận điện dung phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện dung tĩnh điện. Do đó, thiết bị này có thể phát hiện được nhiều vật liệu khác nhau.
Mặc dù cảm biến tiệm cận từ chỉ phát hiện được các vật kim loại. Tuy nhiên, chúng phổ biến hơn nhiều trong công nghiệp. Những cảm biến này ít bị nhiễu do tác động bên ngoài hơn và giá thành của những cảm biến này rẻ hơn cảm biến điện dung.
3. Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận từ:
Cảm biến tiệm cận từ bao gồm một cuộn dây được cuốn quanh một lõi từ ở đầu cảm ứng. Sóng cao tần đi qua lõi dây này sẽ tạo ra một trường điện từ dao động quanh nó. Trường điện từ này được một mạch bên trong kiểm soát.
Khi vật kim loại di chuyển về phía trường này, sẽ tạo ra dòng điện (dòng điện xoáy) trong vật.
Những dòng điện này gây ra tác động như máy biến thế, do đó năng lượng trong cuộn phát hiện giảm đi và dao động giảm xuống; độ mạnh của từ trường giảm đi.
Mạch giám sát phát hiện ra mức dao động giảm đi và sau đó thay đổi ngõ ra. vật đã được phát hiện.
Vì nguyên tắc vận hành này sử dụng trường điện từ nên cảm biến tiệm cận từ vượt trội hơn cảm biến quang về khả năng chống chịu với môi trường. Ví dụ: dầu hoặc bụi thường không làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cảm biến.
4. Ngõ ra của cảm biến:
Ngày nay, hầu hết cảm biến tiệm cận của hãng Autonics đều có ngõ ra transistor loại NPN hoặc PNP (tham khảo hình bên dưới – ngõ ra loại PNP). Những loại này còn được gọi là kiểu DC-3 dây.
Trong một số trường hợp, người ta sử dụng cảm biến tiệm cận có 2 kết nối (âm và dương). Chúng được gọi là kiểu DC-2 dây (xem sơ đồ bên dưới). Loại 2 dây này có 2 loại: thường mở (NO) và thường đóng (NC)
5. Thế nào là thường mở/thường đóng?
Cảm biến tiệm cận được chia theo chế độ hoạt động thường mở (NO) và thường đóng (NC) mô tả tình trạng có tín hiệu đầu ra của cảm biến sau khi có hoặc không phát hiện được vật.
- Thường mở: Tín hiệu điện áp cao, khi phát hiện ra vật; tín hiệu điện áp thấp khi không có vật
- Thường đóng: Tín hiệu cao khi không có vật; tín hiệu thấp khi phát hiện ra vật.
Ví dụ minh họa bên trên trình bày cảm biến tiệm cận DC-2 dây có ngõ ra thường mở (NO). Ngõ ra (bóng đèn) sẽ sáng khi vật di chuyển gần cảm biến.