Máy nén khí

 

398 | 0

Giám sát hệ thống

Liên hệ - 0915 400 880
350 | 0

Máy nén khí cao áp dòng LB2

Liên hệ - 0915 400 880
347 | 0

Máy nén khí Piston dòng LE

Liên hệ - 0915 400 880
331 | 0

Van xả nước dòng WD

Liên hệ - 0915 400 880
303 | 0

Máy nén khí Piston dòng LF

Liên hệ - 0915 400 880
296 | 0

Máy nén khí cao áp dòng LB1

Liên hệ - 0915 400 880
295 | 0

Máy nén khí cao áp dòng LT

Liên hệ - 0915 400 880

MÁY NÉN KHÍ

Ngày nay, máy nén khí được dùng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp. Trên thị trường máy nén khí Việt Nam có nhiều thương hiệu máy nén khí có lịch sử hình thành hàng trăm năm như Atlas Copco, Ingersoll Rand, Hitachi đến những thương hiệu máy nén khí mới phát triển vài chục năm đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… Như Elgi, SCR, Jaguar, Pegasus…Kể từ năm 2018. Do kinh tế trong nước và thế giới có nhiều thay đổi, không những doanh nghiệp nhỏ mà những doanh nghiệp lớn vẫn tìm kiếm máy nén khí giá rẻ, chi phí bảo dưỡng máy nén khí thấp nhưng vẫn bảo đảm sản xuất tăng trưởng cao để thu hồi vốn nhanh. Nên máy nén khí giá rẻ được nhiều người quan tâm. Vậy máy nén khí là gì mà tại sao được dùng nhiều trong các nhà máy sản xuất?

Máy nén khí là gì và hoạt động như thế nào? 

Máy nén khí là một thiết bị nạp không khí ngoài môi trường tự nhiên vào trong bình chứa khí, Khi một lượng không khí lớn được nạp vào bình chứa có nghĩa là không khí trong bình được nén lại (gọi là khí nén) sẽ làm tăng áp suất không khí trong bình. Trong trường hợp này, áp suất khí trong bình cao hơn áp suất không khí ngoài trời . Khi áp suất của bình chứa khí nén, đạt đến giới hạn trên đã được cài đặt thì máy nén khí sẽ ngừng nạp không khí vào. Trong quá trình sử dụng khí nén, áp suất khí nén trong bình chứa khí nén đạt đến giới hạn dưới đã được cài đặt, máy nén khí sẽ tiếp tục nạp không khí vào bình chứa khí, thì áp suất khí trong bình chứa lại được tái tạo lại cho bình chứa.

Lưu ý: Máy nén khí khác biết với máy bơm vì máy nén khí làm việc với mọi loại khí/không khí, trong khi máy bơm làm việc với chất lỏng.

Nói cách khác, máy nén khí là một thiết bị chuyển đổi năng lượng (sử dụng động cơ điện, động cơ diesel hoặc động cơ xăng, v.v.) thành thế năng được lưu trữ dưới dạng không khí có áp suất (tức là bằng khí nén). 

Máy nén khí là gì và hoạt động như thế nào?

Phân loại máy nén khí theo sự quan tâm của khách người dùng: 

Phân loại máy nén khí dựa trên mối quan tâm của người dùng, có thể là chủ đầu tư, người vận hành khi họ quan tâm đền yếu tố nào mà máy nén khí có thể đáp ứng yêu cầu của họ như:

  • Quan tâm chất lượng khí nén thì sẽ chọn máy nén khí có dầu hoặc máy nén khí không dầu.

    • Máy nén khí có dầu thường giá thấp hơn so với máy nén khí không dầu.Vì do công nghệ chế tạo máy nén khí không  dầu phúc tạp hơn. Máy nén khí có dầu thường được dùng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp. Máy nén khí có dầu phải thường xuyên bảo trì, tuy nhiên công việc bảo trì dễ và chi phí bảo trì thấp.

    • Máy nén khí không dầu thường có hai cụm nén là cụm nén sơ cấp và cụp nén thứ cấp. Do không có dầu bôi trơn và làm mát nên máy phải nén 2 cấp và nhiệt độ máy nén có thể lên đến 210 độ C. Dòng máy nén khí không dầu thường được dùng trong ngành thực phẩm, nước uống, dược phẩm, y tế, dệt, hóa chất. Máy nén khí không dầu ít phải bảo trì. 

  • Quan tâm đến áp suất của khí nén thì có thể chọn máy nén khí theo tiêu chí áp suất khí nén:

    • Máy nén khí áp suất thấp: Máy nén khí tạo áp suất khí nén < 10 bar

    • Máy nén khí áp suất vừa: Máy nén khí tạo ra áp suất khí nén 10 – 70 bar

    • Máy nén khí áp suất lớn: Máy nén khí tạo ra áp suất khí 70 – 300 bar

    • Máy nén khí áp suất cực lớn: Máy nén khí tạo ra áp suất khí >300 bar

  • Quan tâm đến kết cấu cụm nén của máy nén khí thì có thể chọn máy nén khí theo các tiêu chí của cụm nén:

    • Máy nén khí Piston: Máy nén khí piston thường có công suất nhỏ, tiếng ồn cao, tuổi thọ thấp. Máy nén khí pistion thường được dùng nhiều trong dân dụng, phòng thì nghiệp, workshop, gara. Nếu dùng trong công nghiệp máy hoạt động 24/24  thì máy nén khí piston sẽ không đạt hiệu quả cao bằng máy nén khí trục vít. Ngày nay, máy nén khí piston công suất lớn được thay thế dần máy nén khí trục vít. Máy nén khí piston vẫn có 2 dòng riêng biệt là máy nén khí piston có dầu và máy nén khí piston không dầu. Máy nén khí piston không dầu được dùng nhiều trong nha khoa, y tế, phòng thí nghiệp…

      Phân loại máy nén khí theo sự quan tâm của khách người dùng
    • Máy nén khí trục vít: Máy nén khí trục vít có dầu được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp vì máy nén khí trục vít có dầu có hiệu quả cao, dễ bảo trì, giá thành thấp hơn so với máy nén khí không dầu. Máy nén khí trục vít không dần phải có công suất từ 90 trở lên. Vì cơ cấu cụm nén trục vít có khe hở giữa hai trục vít lớn, điều này đối với các công suất nhỏ thì trục vít làm việc không hiệu quả bằng máy nén khí không dầu cánh gạt. 

Phân loại máy nén khí theo sự quan tâm của khách người dùng
  • Máy nén khí hàm vấu (tooth): Cụm nén của máy nén khí có dạng hình vấu cuốn lại với nhau để tạo ra khí nén. Đây là loại máy nén khí không dầu của Atlas Copco có công suất dưới 90 Kw. 
Phân loại máy nén khí theo sự quan tâm của khách người dùng
  • Máy nén khí cánh gạt: Máy nén khí cánh gạt còn được gọi là máy nén khí đối lưu, cụm nén được thiết kế trục quay lệch tâm với cánh trượt
Phân loại máy nén khí theo sự quan tâm của khách người dùng
  •  Máy nén khí cánh gạt có nghĩa là cơ cấu bên trong cụm nén là cánh gạt. Máy nén khí không dầu công suất dưới 90 kw hầu hết là cánh gạt thay vì trục vít. Do cụm nén là cơ cấu cánh gạt nên việc chế tạo ra cụm nén cánh gạt độ chính xác cao, nên giá thành máy nén khí cánh gạt sẽ cao.

    • Máy nén khí dạng cuộn (Scroll): Máy nén khí dạng cuộn (Scroll) đây là máy nén khí không dầu, thường dùng trong phòng y tế, phòng thì nghiệm. Sẽ không phù hợp cho nhà máy sản xuất công nghiệp. Việc sửa chữa bảo trì phúc tạp, giá thành cao, cụm nén sẽ bị hư. 

Phân loại máy nén khí theo sự quan tâm của khách người dùng
  • Máy nén khí ly tâm: Máy nén khí ly tâm làm máy nén khí không dầu, có công suất rất lớn. Hiệu quả nén khí cao, nhưng công việc bảo trì sữa chữa phúc tạp và chi phí cao. Atlas Copco là công ty máy nén khí hàng đầu của thế giới về công nghệ. Nên hiện nay máy nén khí ly tâm của Atlas Copco được nhiều người tin dùng trong các công ty luyện thép.

Phân loại máy nén khí theo sự quan tâm của khách người dùng
  • Máy nén khí hướng trục: Một máy nén hướng trục, có nghĩa là cụm nén của máy nén khí được thiết kế khí nén được tạo ra đi theo hướng dọc trục ra ngoài thông qua các hàng cánh quạt quay và cố định. Nguyên lý này vận tốc của không khí được tăng dần, đó là lúc các cánh quạt cố định chuyển đổi động năng thành áp suất. Một trống cân bằng thường được tích hợp vào máy nén để đối trọng lực đẩy dọc trục. Máy nén khí hướng trục có kích thước nhỏ hơn và nhẹ hơn máy nén khí ly tâm nhưng hoạt động ở tốc độ cao hơn. Máy nén khí hước trục được dùng cho để tạo lưu lượng cao và không đổi tại áp suất tương đối vừa phải.  Như trong các hệ thống thông gió. Với tốc độ quay cao, chúng được kết hợp lý tưởng với các tuabin khí để phát điện và động cơ máy bay.

Phân loại máy nén khí theo sự quan tâm của khách người dùng
  • Quan tâm đến động cơ truyền động thì có thể chọn máy nén khí theo tiêu chí của động cơ truyền động:

    • Máy nén khí chạy động cơ xăng

    • Máy nén khí chạy động cơ motor điện

    • Máy nén khí chạy bằng động cơ dầu diesel

  • Quan tâm đến phương pháp giải nhiệt cho máy nén khí thì có thể chọn máy nén khí:

    • Máy nén khí giải nhiệt bằng gió

    • Máy nén khí giải nhiệt bằng nước

  • Quan tâm đến việc lắp đặt máy nén khí thì có thể chọn máy nén khí:

    • Máy nén khí cố định

    • Máy nén khí di động

  • Quan tâm đến thiết kiệm điện thì có thể chọn máy nén khí:

    • Máy nén khí có biến tần (Khởi động qua biến tần)

    • Máy nén khí không có biến tần (Khởi động qua sao – tam giác hay trực tiếp)

  • Ngoài ra có thể phân loại máy nén khí theo các ứng dụng hay các ngành công nghiệp cụ thể như:

    • Máy nén khí cho phòng thì nghiệm: Trong phóng thí nghiệm cần dòng máy nén khí có công suất nhỏ, kích thước nhỏ gọn và không có tiếng ồn

    • Máy nén khí cho workshop hay gara xe. Thường các dòng máy nén khí cho gara xe hay workshop là máy nén khí có công suất dưới 22Kw tích hợp bình chứa khí nén, máy sấy và lọc khí nén trong máy. Nhằm không chiếm không gian nhà xưởng và linh hoạt trong lắp đặt vị trí máy.

    • Máy nén khí cho y tế: Yêu cầu chất lượng khí nén sạch, bảo đảm không có tạp chất trong khí nén

    • Máy nén khí cho máy cắt laser: Trong công nghệ cắt laser cần áp suất từ 14-16 bare

    • Máy nén khí cho thổi chai pet: Trong ngành thổi chai pet cần áp suất từ 20-40 bar

    • Máy nén khí cho máy tạo oxy hay ni-tơ: Để máy tạo oxy và ni-tơ đạt hiệu quả cao thì máy nén khí thường có áp suất trên 10 bar, yêu cầu chất lượng khí cao không có tạp chất.

    • Máy nén khí cho ngành dệt: Trong ngành dệt thì yêu cầu chất lượng khí nén phải khô và sạch. Vì chất lượng khí nén có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm dệt. Thường máy nén khí dùng trong ngành dệt là máy nén khí không dầu.

    • Máy nén khí cho ngành giấy, giày da, may mặc, ngành, ngành hóa chất, phân bón...

    • Máy nén khí cho ngành dược phẩm,  thực phẩm là nước uống.  Do yêu cầu chất lượng khí nén không có dầu và tạp chất của ngành thực phẩm và nước uống . nên máy nén khí trong ngành này thường là máy không dầu. 

    • Máy nén khí cho ngành thép. Trong ngành thép nhu cầu khí nén rất lớn nên máy nén khí cho ngành thép thường có công suất lớn. Công suất có thể lên đến 500Kw.

ỨNG DỤNG MÁY NÉN KHÍ

Vì sao máy nén khí là thiết bị không thể thiếu trong tất cả các ngành công nghiệp?

1. Máy nén khí được dùng trong xưởng gia công cơ khí để làm gì?

Máy nén khí trong xưởng gia công cơ khí dùng để cấp khí nén cho các dụng cụ khí nén như máy xiết bulong, máy mài, máy chà nhám hay dùng khí nén xử lý bề mặt. Ngoài ra còn được dùng cho các thiết bị chuyên dụng trong ngành cơ khí chế tạo máy như máy CNC, máy tẩy kim loại như dụng cụ gõ dập, máy cạo, máy búa, máy đục…

Máy nén khí được dùng trong xưởng gia công cơ khí để làm gì?

2. Nghành đóng tàu máy nén khí được dùng thế nào?

Trong ngành đóng tàu, máy nén khí được dùng để xử lý bề mặt như phun cát, phun sơn để chống aun mòn, cắt kim loại... Trong ngành đóng tàu dùng rất nhiều máy nén khí với công suất lớn.  

Nghành đóng tàu máy nén khí được dùng thế nào?

3. Ngành ô tô:

Ứng dụng khí nén được sử dụng trong ngành sản xuất ô tô, xe máy: khuấy lắc dung dịch tẩy rửa, thay thế lốp, rửa động cơ và xe con, rửa các bộ phận bằng hạt mềm, rửa bu-gi, nắn ba đờ sóc, bơm lốp xe, mài rà van, súng bắn mỡ, kích, nâng, pa lăng, thao tác máy đắp lốp, phun sơn….

Ngành ô tô

4. Các nhà máy dệt may:

Cần khí nén để làm vệ sinh máy móc bằng chân không và xịt khí nén, làm ẩm, điều khiển, cẩu và nâng…

Các nhà máy dệt may

5. Các nhà máy gốm sứ:

Máy nén khí tạo ra khí nén để làm sạch, để vận chuyển vật liệu, dẫn động máy ép đất sét, cẩu và nâng, phun cát thổi các khuyết tật trên các sản phẩm, phun men và màu…

Các nhà máy gốm sứ

6. Các nhà máy chế biến cao su:

Dùng hệ thống khí nén để làm sạch khuôn và máy móc, để nâng và vận chuyển, tháo dỡ trục gá…

Các nhà máy chế biến cao su

7. Các nhà máy chế biến thực phẩm:

Khí nén được dùng để khuấy chất lỏng, xục khí cho thùng lên men, rửa thiết bị bằng vòi phun, vận chuyển vật liệu bằng vòi phun, khử nước cho thực phẩm, xông khói, nâng và vận chuyển, điều khiển máy tự động, phân loại cà phê, phun thuốc trừ sâu và trừ dịch, hệ thống phun nước, vận chuyển vật liệu lỏng, đóng gói chân không…Yêu cầu chất lượng khí trong ngành thực phẩm đòi hỏi độ tinh khiết cao nên máy nén khí trong ngành thực phẩm phải là máy nén khí không dầu.

8. Các nhà máy dược phẩm:

Ứng dụng của khí nén dùng để khuấy chất lỏng, xục khí (ô xy) cho lên men thuốc kháng sinh, vận chuyển vật liệu, khuấy trộn vật liệu, phun vật liệu bằng khí nén, phun khô, vận chuyển vật liệu lỏng, làm khô và bay hơi bằng chân không…

9. Các nhà máy nhựa :

Sử dụng khí nén để rửa thiết bị bằng vòi phun, phun xịt các chi tiết đã ép khuôn, thổi phồng các vật rỗng, thổi ống trong quá trình đùn nhựa, dập khuôn bằng áp lực hoặc chân không, thao tác máy ép, thao tác máy cắt mép, phun vật liệu nhựa vào khuôn…

10. Các nhà máy bia và nước giải khát:

Dùng khí nén để rửa chai, đóng chai, phun tráng phủ trong thùng, dung cho điều khiển, các van chấp hành…

Các nhà máy bia và nước giải khát

11. Máy nén khí được dùng trong các nhà máy giấy như thế nào?

Nhà máy sản xuất giấy là một công nghệ phức tạp nhiều công đoạn bao gồm nhiều thiết bị vận hành tự động từ khâu nguyên liệu vào là mạt gỗ cho đến khi sản phẩm giấy hoàn thiện. Khí nén đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hoạt động của các thiết bị như để làm sạch thiết bị bằng vòi xịt khí, nâng vận chuyển, đặt trục ép giấy, ép khuôn các sản phẩm giấy, thao tác khớp ly hợp, thao tác máy nghiền giấy, chuyển giấy qua máy, điều khiển bằng khí, tạo áp hộp đầu (thiết bị khống chế dòng chảy thể huyền phù…),tháo dỡ hộp dầu…

Máy nén khí được dùng trong các nhà máy giấy như thế nào

12. Các nhà máy gỗ và chế biến gỗ máy nén khí được dùng thế nào?

Trong các nhà chế biến gỗ, có nhiều máy móc chế biến gỗ như máy ép uốn và nắn gỗ, thao tác thiết bị kẹp, máy cưa,máy bào, máy tiện phay định hình gỗ được vận hành bằng thiết bị điện và khí nén.Chính vì thế máy nén khí rất quan trọng trong ngành chế biến gỗ. Ngoài việc dùng khí nén để vận hành máy chế biến gỗ thi khí nén còn được dùng dùng cho việc vận chuyển mạt cưa, vỏ bào, tẩm thấm gỗ, phun sơn thì khí nén cũng như thao tác thao tác dụng cụ khí nén như dụng cụ khắc gỗ, khoan, đóng đinh, đánh bóng, bào soi, mài bóng, xiết đinh vít…

Các nhà máy gỗ và chế biến gỗ máy nén khí được dùng thế nào?

13. Ngành hóa chất máy nén khí được dùng để làm gì?

Trong ngành hóa chất máy nén khí được dùng với nhiều mục đích khác nhau như để sục khí  và khuấy chất lỏng, dùng khí nén để đóng mở các van khí nén và van điện từ  trong các thiết trên dây chuyền sản xuất tự động.  Phối  hợp điện và khí nén điều khiển đóng mở các bơm tiểu ly, van vận chuyển hơi, chất lỏng. Dùng làm sạch đường ống và thiết bị.

CÁCH CHỌN MÁY NÉN KHÍ THẾ NÀO?

Chọn máy nén khí đúng yêu cầu sử dụng rất quan trọng. Khi chọn máy nén khí người tư vấn cần nắm rõ các vấn đề như:

  • Máy nén khí sẽ được dùng trong ngành công nghiệp nào?

  • Máy nén khí sẽ chạy bao nhiêu tiếng/ngày?

  • Áp suất tối đa cần dùng là bao nhiêu?

  • Công suất máy hay lưu lượng cần dùng là bao nhiêu?

Khi năm rõ được các vấn đề trên người tư vấn sẽ chọn dòng máy phù hợp như máy nén khí có dầu hay không có dầu, những thiết bị đi kèm là máy sấy, lọc đường ống loại nào và công suất bao nhiêu tương thích với máy nén khí. Ngoài ra còn một số tính năng lựa chọn thêm như có tiết kiệm điện không? Có tích hợp với máy sấy hay bình chứa không?

CHI PHÍ VẬN HÀNH MÁY VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN KHÍ

Ngày nay, người mua máy nén khí quan tâm đến chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng máy nén khí.

  • Chi phí vận hành máy nén khí được tình bằng cách cộng tất cả chi phí tiêu thụ điện, chi phí cơ hội do hiệu suất của máy nén khí tạo nên ví dụ như nếu mua máy cùng 1 công suất nhưng lưu lượng máy nào lớn hơn thị chi phí cơ hội ít hơn và nếu máy chất lượng không ổn định dẫn đến máy dừng do hư hỏng điều đó có nghĩa chi phí cơ hội lớn. Chính vì thế mà người mua máy nén khí phải cân nhắc xem mua máy có thương hiệu hay mua máy chưa có thương hiệu. Một điều chắc chắn là mua máy có thương hiệu thì giá máy nén khí có thể cao hơn rất nhiều. Nhưng trong thực tế, công nghệ máy nén khí của các thương hiệu ở máy nén khí công suất nhỏ là không khác biệt nhiệu, nhưng giá giữa máy nén khí có thương hiệu khác biệt so với giá máy nén khí mới có ở thị trường.

  • Chi phí bảo dưỡng máy nén khí. Trong thực tế một số hãng giá phụ tùng thay thế cho máy nén khí rất cao, điều này làm đã làm tăng chi phí bảo dưỡng rất cao và kéo dài suốt thuổi thọ của máy nén khí. 

MUA MÁY NÉN KHÍ Ở ĐÂU?

Câu hỏi mua máy nén khí ở đâu luôn là điều quan tâm ngủa người đầu tư. Công Ty TNHH Điện Tự Động Hưng Việt (Hung Việt Automation) chuyên cung cấp máy nén khí của nhiều thương hiệu trên thị trường. Hãy liên hệ với Hưng Việt Automation để được tư vấn các giải pháp máy nén khí phù hợp cho nhu cầu thực tế trong ngân sách có hạn của mình.