Relay

-25%
-25%
449 | 0

Đế Relay Omron PYF08A-N

28,636₫   38,182₫
-25%
426 | 0

Relay trung gian Omron LY2N DC24

109,091₫   145,455₫
-45%
414 | 0

Relay loại nhỏ RJ2S-CL-D24

61,050₫   111,000₫
-25%
398 | 0

Relay trung gian Omron MY4N-GS AC24

97,500₫   130,000₫
-34%
394 | 0

SSR Hanyoung 3 Pha 40 Amper HSR-3D402Z

538,800₫   816,364₫
-5%
386 | 0

Relay 4 cực RY4S-UL-AC220

Liên hệ - 0915 400 880
-45%
386 | 0

Relay loại lớn RH4B-ULDC24

271,700₫   494,000₫
-34%
386 | 0

SSR Hanyoung 3 Pha 70 Amper HSR-3D702Z

916,200₫   1,388,182₫
-25%
384 | 0

Relay trung gian Omron LY2N AC100/110

102,955₫   137,273₫
-34%
380 | 0

SSR Hanyoung 3 Pha 50 Amper HSR-3A504Z

1,210,800₫   1,834,545₫
376 | 0

Relay 4 cực RY4S-UL-AC24

Liên hệ - 0915 400 880
-5%
374 | 0

Bộ bán dẫn Fotek SSR-F-25DA

376,647₫   396,471₫
-25%
371 | 0

Relay trung gian Omron MY2N-GS DC12

73,636₫   98,182₫

1. Relay là gì?

Relay hay còn được gọi là rơ-le là một linh kiện điện tử có khả năng điều khiển một dòng điện lớn hơn nhiều so với dòng điện kích hoạt nó. Relay hoạt động như một đòn bẩy, đóng vai trò chuyển mạch. Được thiết kế dưới dạng một công tắc điện tử, relay có khả năng chuyển đổi hoặc bật/tắt một dòng điện có cường độ lớn hơn nhiều so với dòng điện điện hiện hành.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của relay

Relay kết hợp giữa một nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt, được thiết kế với kiểu dáng modem để dễ dàng lắp đặt và sử dụng. Dưới đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của relay:

2.1 Cấu tạo của relay

- Khối tiếp thu là nơi tiếp nhận và chuyển đổi các tín hiệu đầu vào từ mạch điều khiển thành đại lượng cần thiết để relay hoạt động. 

- Khối trung gian có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các tín hiệu thông tin từ khối tiếp thu, chuyển đổi chúng thành các đại lượng cần thiết để relay hoạt động.

- Khối chấp hành là phần thực hiện nhiệm vụ được cấp từ khối trung gian, phát tín hiệu cho mạch điều khiển.

2.2 Nguyên lý hoạt động của relay

Khi một dòng điện công suất nhỏ chạy qua mạch điện thứ nhất, nam châm điện trong relay sẽ được kích hoạt, tạo ra từ trường, tín hiệu. Nam châm điện tạo ra từ trường mạnh sẽ thu hút các tiếp điểm trong relay, kết nối các mạch điện thứ hai. 

Khi dòng điện bị ngắt, nam châm điện không còn được kích hoạt nữa và từ trường biến mất. Lúc này, lực kéo của lò xo trong relay sẽ đẩy các tiếp điểm trở về vị trí ban đầu, làm ngắt kết nối các mạch điện thứ hai. 

3. Các thông số thường thấy của module relay

Khi lựa chọn module relay cho các ứng dụng điều khiển và bảo vệ, việc hiểu và chọn lựa các thông số kỹ thuật là rất quan trọng. Dưới đây là một số thông số thường thấy của module relay:

3.1 Hiệu điện thế kích tối ưu

Hiệu điện thế kích tối ưu là hiệu điện thế cần thiết để kích hoạt relay và thực hiện chuyển đổi. Ví dụ, nếu bạn cần sử dụng relay để điều khiển bóng đèn có điện áp 220V từ một cảm biến ánh sáng hoạt động ở mức điện áp 5 – 12V, bạn cần chọn module relay với hiệu điện thế kích tối ưu là 5V hoặc 12V tương ứng.

3.2 Hiệu điện thế và cường độ dòng điện tối đa

Thông số này cho biết mức hiệu điện thế và cường độ dòng điện tối đa mà relay có thể xử lý. Thông số này thường được in trực tiếp lên trên thiết bị.

- 10A – 250VAC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của relay là 10A với hiệu điện thế 250VAC.

- 10A – 30VDC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của relay là 10A với hiệu điện thế 30VDC.

- 10A – 125VAC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của relay là 10A với hiệu điện thế 125VAC.

- 10A – 28VDC: Cường độ dòng điện tối đa qua các tiếp điểm của relay là 10A với hiệu điện thế 28VDC.

4. Phân loại relay

Relay với thiết kế đơn giản và giá thành rẻ, là một linh kiện điện tử phổ biến được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau. Phân loại relay phổ biến bao gồm:

4.1 Phân loại dựa vào trạng thái phân cực

- Relay không phân cực: Cuộn dây trong rơ – le không có bất kỳ cực tính nào, cho phép relay vẫn hoạt động bình thường ngay khi thay đổi cực tính đầu vào. 

- Relay phân cực: Cấu tạo từ nam châm điện và nam châm vĩnh cửu, chuyển động phần cứng dựa trên đầu vào. 

4.2 Phân loại dựa vào nguyên lý hoạt động

- Relay nhiệt điện: Kết hợp giữa 2 kim loại với nhau để tạo thành dải kim loại lưỡng tính. Khi dải này được cấp nhiệt, mỗi kim loại với nhiệt độ nóng chảy khác nhau dẫn đến bị uốn cong phá vỡ kết nối. 

- Relay điện cơ: Kết nối các thiết bị cơ khí khác nhau dựa trên cơ sở nam châm điện. 

- Relay trạng thái rắn: Sử dụng chất bán dẫn để tạo ra các chuyển đổi điện tử, relay trạng thái rắn đảm bảo tính hiệu lực, tăng tốc độ chuyển đổi và độ bền cao hơn so với các loại relay khác. 

- Relay hỗn hợp: Kết hợp của hai loại relay điện cơ và trạng thái rắn.

5. Một số loại relay thông dụng

Relay là một linh kiện điện tử phổ biến và có nhiều loại khác nhau, mỗi loại được sử dụng cho mục đích cụ thể trong các ứng dụng điện tử khác nhau. Dưới đây là một số loại relay thông dụng:

5.1 Relay điện tử

Relay điện tử, hay còn được gọi là relay kiếng hoặc relay trung gian, là loại relay sử dụng hiệu ứng điện tử để hoạt động. Cấu tạo cơ bản của relay này bao gồm cuộn dây, cây lau tiếp điểm, lõi sắt, và phần ứng. Relay điện tử hoạt động khi có dòng điện chạy qua, tạo ra hiệu ứng điện tử làm thay đổi lực kéo đối với lò xo hồi vị, từ đó kích hoạt tiếp điểm để kết nối hay ngắt kết nối trong mạch điện.

5.2 Relay bảo vệ điện áp

Relay bảo vệ điện áp hay còn gọi là relay trung gian, được sử dụng rộng rãi để bảo vệ điện áp trong các ứng dụng điện tử hiện đại. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của relay bảo vệ điện áp tương tự như công tắc xoay chiều, nhưng chỉ cho phép dòng điện thấp di chuyển qua nó, giảm tải và bảo vệ các thiết bị điện khỏi nguy cơ quá tải.

5.3 Relay bảo vệ dòng

Relay bảo vệ dòng là một trong những loại relay được sử dụng rộng rãi, với đặc điểm bền cao, kết nối nhanh chóng, hoạt động đơn giản và độ tin cậy cao. Loại này thường là lựa chọn hàng đầu cho quá trình bảo vệ tải điện, động cơ hoặc máy biến áp khi xảy ra sự cố quá tải hay ngắn mạch.

5.4 Relay chốt từ tính

Relay chốt từ tính là loại relay mới mẻ trên thị trường, nhưng sở hữu nhiều ưu điểm. Loại relay này hoạt động giống như relay điện tử hay công tắc tự động, có thể bật hoặc tắt mạch tự động. Relay này phụ thuộc rất nhiều vào nam châm vĩnh cửu để kích hoạt đóng/mở của relay.

5.5 Relay bán dẫn

Relay bán dẫn là loại relay không tiếp xúc, có thể kết nối hoặc ngắt kết nối cực kỳ nhanh chóng kể cả khi không tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, loại relay này còn được gọi là công tắc không tiếp xúc.

6. Ứng dụng phổ biến của relay

Relay là một linh kiện quan trọng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và sinh hoạt nhờ vào tính năng tự động hóa và khả năng chuyển tiếp mạch điện. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của relay:

- Relay được sử dụng để giám sát các hệ thống an toàn trong môi trường công nghiệp, như hệ thống bảo vệ quá dòng, quá áp, và ngắt điện tự động khi phát hiện sự cố.

- Trong sinh hoạt và công nghiệp, relay được sử dụng để ngắt điện cho các máy móc hoặc hệ thống khi phát hiện nguy cơ an toàn, như quá tải, ngắn mạch, hay điện áp không ổn định.

 - Relay chuyển tiếp mạch điện được dùng để đóng ngắt điện trong các thiết bị điện tử như tủ điện, tủ điều khiển, hoặc các loại máy móc công nghiệp.

- Relay thường được kết hợp với các loại cảm biến như cảm biến nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, mực nước, để tự động hóa các quy trình vận hành và điều khiển các thiết bị theo yêu cầu.

- Relay thường được tích hợp trong các ngõ ra của màn hình hiển thị, công tắc cảm biến, hoặc các thiết bị chuyển đổi tín hiệu để điều khiển các thiết bị khác.

- Trong các dây chuyền sản xuất và chế biến tự động, relay được sử dụng để nhận biết và giám sát các quy trình vận hành dựa trên các tín hiệu từ cảm biến, đảm bảo quá trình diễn ra một cách hiệu quả và an toàn.

7. Những lưu ý khi vận hành relay

Việc tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng relay rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất hoạt động và an toàn cho hệ thống điện. Dưới đây là những lưu ý khi vận hành relay:

- Trước khi vận hành, hãy kiểm tra rằng điện áp và dòng điện mà relay sẽ hoạt động không vượt quá giới hạn định mức được quy định.

- Đảm bảo rằng relay được kết nối đúng cách, tuân theo các thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

- Sử dụng các thiết bị bảo vệ như cầu chì và bảo vệ quá tải để đảm bảo an toàn cho relay và hệ thống điện.

- Relay cần được bảo vệ khỏi các yếu tố bên ngoài như nước, bụi và các tác động vật lý có thể gây hỏng hóc.

- Theo dõi các thông số điện trên mạch điện liên quan đến relay để phát hiện và giải quyết sự cố kịp thời, đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.

8. Các thương hiệu relay chất lượng hàng đầu 

Trên thị trường hiện nay, có nhiều thương hiệu relay được biết đến với chất lượng hàng đầu và uy tín trong ngành công nghiệp điện tử và tự động hóa. Dưới đây là một số thương hiệu relay chất lượng hàng đầu:

8.1 Relay IDEC

Thương hiệu thiết bị điện IDEC đến từ Nhật Bản chuyên về các sản phẩm như: đèn báo, nút nhấn, rơ le, bộ thời gian, PLC, hộp điều khiển, timer, màn hình cảm ứng HMI… những phụ kiện điện chất lượng cao đang được phân phối trên toàn cầu.IDEC luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo để mang tới những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trên toàn cầu. Hệ thống thiết bị được sản xuất theo dây chuyền hiện đại để tạo ra những sản phẩm tiên tiến giúp tiết kiệm năng lượng tối ưu.

Các dòng Relay IDEC được sử dụng rộng rãi như:
 

RJ1S-C-D24RJ1S-C-A110 
RU2S-NF-D24 RM2S-U-AC110 
RU2S-NF-A24 RU2S-NF-A220  
RJ1S-C-A24 RJ1S-C-A230 
RM2S-U-AC24 RM2S-U-AC220 
RU2S-NF-A110 RU2S-D24  

8.2 Relay Omron

Omron là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tự động hóa và điện tử. Relay Omron được biết đến với độ chính xác cao, độ tin cậy và hiệu suất ổn định.

Các dòng Relay Omron được khách hàng tin dùng:
 

LY2N AC220/240MY4N-CR AC200/220
MY4N AC220/240MY4N DC12
MY4N-GS DC220MY4N AC220-240
MY4N-CR-GS AC200-220MY2N-CR-GS AC220-240

8.3 Relay Hanyoung

Hanyoung là một trong những thương hiệu relay hàng đầu của Hàn Quốc, nổi tiếng với sản phẩm chất lượng và đáng tin cậy trong các ứng dụng công nghiệp.

Các dòng Relay Hanyoung được khách hàng tin dùng:
 

HY-F15-1DHY-F15-2A
HY-F15-2DHY-P1022SB
HY-F15-3AHY-606-MD
HY-F15-1AHY-F15-1D

9. Địa chỉ cung cấp cảm biến chính hãng và chất lượng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp relay chính hãng và chất lượng, Hưng Việt là lựa chọn hàng đầu mà bạn không nên bỏ qua. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp điện tử và tự động hóa, Hưng Việt đã khẳng định được vị thế của mình là một trong những nhà cung cấp hàng đầu về các sản phẩm relay uy tín tại Việt Nam.

- Sản phẩm chính hãng: Hưng Việt cam kết cung cấp các sản phẩm relay chỉ từ các nhà sản xuất uy tín và được công nhận trên thị trường quốc tế như Schneider, Idec, Omron, Fuji và nhiều thương hiệu khác.

- Chất lượng đảm bảo: Tất cả các sản phẩm relay được Hưng Việt cung cấp đều được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng và hiệu suất hoạt động ổn định, giúp khách hàng yên tâm về sự đầu tư của mình.

- Dịch vụ tận tâm: Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp của Hưng Việt luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất và cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm.

- Giá cả hợp lý: Hưng Việt cam kết cung cấp các sản phẩm relay với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường, đảm bảo mang lại sự hài lòng và lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

- Dịch vụ hậu mãi tốt: Sau khi mua sản phẩm, Hưng Việt vẫn tiếp tục hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm để đảm bảo hoạt động ổn định và lâu dài.

10. Thông tin liên hệ

Với sứ mệnh mang lại những sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, Hưng Việt tự hào là địa chỉ cung cấp relay chính hãng và chất lượng. Khi cần mua các sản phẩm relay chính hãng và chất lượng, đừng ngần ngại liên hệ với Hưng Việt để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi.

CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỰ ĐỘNG HƯNG VIỆT

Địa chỉ: 1/33 KP Bình Đức 1. P Bình Hòa, TP Thuận An, Bình Dương (Đối diện Lotte Bình Dương).

Hotline: 0903 108 416 

Email: kinhdoanh@hungvietautomation.com

Website: hungvietautomation.com